Home » Kiến thức bất động sản » Diện tích thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy ra sao

Diện tích thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy ra sao

Diện tích của một căn hộ có 2 cách tính phổ biến nhất là diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Thế nhưng, diện tích thông thủy là gì và hai loại diện tích này có cách tính thế nào thì không phải ai cũng biết. Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện bài viết phân tích & chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Diện tích thông thủy là gì?

Thông thủy là diện tích căn hộ được tính bằng cách đo theo những nơi nước có thể lan tỏa. Diện tích thông thủy còn biết đến với tên gọi là diện tích trải thảm – có nghĩa là ở đâu trong căn hộ có thể trải được thảm là sẽ đo ở đó. Diện tích thông thủy bao gồm phần diện tích ban công, diện tích lô gia (nếu có) và diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ.

Đo đạc diện tích thông thủy

Đo đạc diện tích thông thủy

Diện tích thông thủy không tính diện tích sàn có cột, tường bao ngôi nhà, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ và tường phân chia các căn hộ. Diện tích ban công bao gồm toàn bộ diện tích sàn, nếu ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong diện tích tường chung. Công thức tính diện tích thông thủy cụ thể như sau:

Diện tích thông thủy = {Diện tích ban công + diện tích tường ngăn phòng, diện tích ở + diện tích lô gia} – {Diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật + diện tích tường bao quanh + diện tích tường phân chia căn hộ}

Đường bao diện tích thông thủy

Đường bao diện tích thông thủy

Xác định diện tích thông thủy giúp người mua xác định được diện tích sử dụng thực tế của căn hộ so với diện tích mà họ bỏ tiền ra để trả được ghi trong giấy tờ mua bán, nhằm tránh thiệt hại sau khi hoàn tất giao dịch mua bán. Bên cạnh đó, còn giúp các kiến trúc sư – nhà thiết kế xây dựng nghiên cứu kiến trúc & thiết kế diện tích thông thủy lớn nhất phù hợp với công năng của một căn hộ cụ thể.

Diện tích thông thủy khác diện tích tim tường thế nào?

Diện tích tim tường có tên tiếng anh đầy đủ là Heart Wall Area hay Built-Up Area và có thêm tên gọi khác nữa là diện tích phủ bì, dùng để chỉ cách tính diện tích căn hộ đo từ tim tường. Diện tích tim tường bao gồm diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia giữa các căn hộ, diện tích sàn có xây cột, hộp kỹ thuật ở bên trong căn hộ.

Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đo căn hộ theo thông thủy sẽ có lợi hơn tim tường nhưng nếu xét khả năng hạn chế tranh chấp và thực thi quyền chủ sở hữu thì phương án hợp lý hơn vẫn là đo diện tích tim tường. Vì khoảng không gian trong các bức tường có thể được sử dụng vào lúc nào đó chứ không phải là không bao giờ sử dụng. Người ta có thể khoét lõm những bức tường chỉ để ngăn cách các căn hộ để gắn các bức phù điêu trang trí hay bố trí vào đấy các kết cấu để nâng đỡ các thiết kế phụ trợ khác cho căn hộ như tủ, giàn… Có thể thấy rằng, đo diện tích căn hộ theo tim tường sẽ chứng minh được ranh giới thực thi quyền chủ sở hữu, còn đo diện tích căn hộ theo thông thủy sẽ không làm được.

Diện tích thông thủy hay diện tích tim tường được ghi trong sổ hồng?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lúc Thông tư 16/2010/TT-BXD vẫn còn hiệu lực thì các Chủ đầu tư bất động sản được quyền chọn phương pháp tính diện tích thông thủy hoặc tính diện tích tim tường để áp dụng vào Hợp đồng mua bán. Chính điều này dẫn đến rất nhiều sự việc tranh cãi giữa người mua nhà và Chủ đầu tư bởi Chủ đầu tư thường chọn phương pháp tính diện tích tim tường nhằm tăng diện tích sử dụng thực tế của căn hộ và khiến đơn giá/m2 của căn hộ giảm đi nhiều. Từ đó khiến người mua nhà cảm thấy an tâm vì mua được căn hộ giá rẻ so với mặt bằng chung thị trường. Tuy nhiên họ đâu biết rằng họ đang phải chịu các khoản phí dịch vụ phát sinh và chịu thiệt hại về diện tích sử dụng của căn hộ.

Vấn đề trên đã được khắc phục tại quy định ở Khoản 2 – Điều 101 – Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 1/7/2015 chính thức có hiệu lực. Cụ thể, diện tích sử dụng căn hộ chung cư sẽ tính theo kích thước thông thủy, gồm diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công và diện tích lô gia (nếu có). Nhưng không tính hộp diện tích tường bao căn nhà, hộp kỹ thuật, sàn có cột nằm bên trong căn hộ và tường phân chia các căn hộ. Diện tích ban công gồm toàn bộ diện tích sàn, nếu ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.

Theo quy định cụ thể ở Khoản 3 – Điều 9 – Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng bắt buộc phải ghi rõ trong sổ hồng loại nhà ở và cấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở & Pháp luật về xây dựng. Đối với nhà ở là căn hộ chung cư, cần ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ.

Bạn đọc đang theo dõi bài viết “Diện tích thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy”, nếu có nhu cầu tư vấn về pháp lý bất động sản, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM