Home » Tin tức » Cách tránh bị lừa đảo khi đi thuê phòng trọ

Cách tránh bị lừa đảo khi đi thuê phòng trọ

Bên cạnh những người kinh doanh nhà trọ chân chính thì có không ít những kẻ dùng các chiêu trò để lừa gạt tiền của người thuê trọ. Vậy làm thế nào để tránh bị lừa đảo khi đi thuê trọ, cùng Alo Nhà Trọ tham khảo các cách dưới đây.

Hiện nay có một số chiêu trò lửa đảo phổ biến để “ăn chặn” tiền của người thuê phòng như  lừa tiền đặt cặt giữ phòng, cho địa chỉ ma, lừa đảo tiền giới thiệu và khi vào ở thì tăng các khoản phí hàng tháng lên. Cụ thể như sau.

Cách tránh bị lừa đảo khi thuê phòng trọ

Thứ nhất lừa đảo tiền đặt cọc

Hình thức lừa đảo này rất phổ biến và rất nhiều người gặp phải. Thường thì những kẻ lừa đảo sẽ đi dán tờ rơi thông báo cho thuê phòng trọ ở nhiều nơi, đặc biệt gần các khu có các trường đại học, cao đẳng.. với những lời chào mời thật hấp dẫn như phòng giá rẻ, bao điện nước, miễn phí wifi…

Khi bạn đến xem phòng thì sẽ được dẫn đến những căn phòng sạch đẹp khang trang, có vẻ “béo bở” hơn so với mức giá tiền bỏ ra.  Khi thấy bạn ưng ý, “cắn câu” thì chủ nhà trọ sẽ yêu cầu bạn đặt cọc một 1 tháng tiền nhà hoặc 500 cho đến 2 triệu đồng và đưa cho hợp đồng đề bạn ký.

Trong hợp đồng sẽ có điều khoản như không chuyển vào sẽ mất cọc. Sau đó, có 2 khả năng họ “ lật lọng” để lừa tiền của bạn.

Trường hợp 1, sau vài ngày hẹn bạn quay trở lại để nhận phòng sẽ gặp 1 người khác, họ đưa ra những khoản chi phí phát sinh về điện nước, các loại phí…

khiến cho người thuê không chịu được phải từ bỏ tiền cọc đi nơi khác thuê hoặc cố đòi tiền họ sẽ cho người hù dọa, thậm chí hành hung.

Trường hợp 2 khi đến nhận phòng thì không như mong muốn, phải ở một phòng xập xệ, giá cao hơn… Và khi đó hoặc là bạn bỏ không thuê, tiền cọc rời vào tay những kẻ lửa đảo. Chúng luôn có sẵn những tên máu mặt sẵn sàng đe dọa, dằn mặt người thuê nếu ngoan cố đòi tiền.

Cách phòng tránh

  • Khi có số điện thoại nơi bạn xem phòng thì nên google tìm kiếm xem có thông tin lừa đảo nào không?
  • Khi đi xem phòng nên đi cùng bạn bè, ghi âm lại cuộc đối thoại với chủ nhà trọ, tránh lật lọng về sau.
  • Nếu đặt cọc thì yêu cầu chủ trọ ghi rõ và chi tiết các khoản về tiền phòng, chi phí hàng tháng, giấy cọc có chữ ký hai bên và chỉ trả 50% tiền đặt cọc bên nhà trọ yêu cầu.
  • Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo không đặt cọc.

Lừa tiền đặt cọc của người thuê

Thứ hai là “ cò mồi” lừa tiền môi giới

Những tên môi giới “cò mồi” sẽ đăng thông tin cho thuê phòng nên các trang rao vặt, facebook, diễn đàn… khi bạn liên hệ chúng sẽ dẫn đi xem phòng và đòi tiền thu lao giới thiệu, nếu bạn không trả chúng sẽ đe dọa, hành hung…

Với loại lừa đảo này thường thì chúng không nắm rõ thông tin về căn phòng trọ, rất nhiệt tình dẫn bạn đi xem phòng, số điện thoại đã đăng nhiều tin bán, thuê bất động sản,

Cách phòng tránh

  • Nên lựa chọn những trang tìm phong trọ uy tín như Alo phòng trọ
  • Tra số điện thoại lên Google để xem có phải lừa đảo hay không.
  • Tìm địa chỉ phòng trọ xem có thông tin chính chủ không, tốt nhất nên tự đến xem trực tiếp.
  • Khi gọi điện hỏi thông tin, để ý xe có dấu hiệu ấp úng, mơ hồ về căn phòng thì không nên đi xem phòng cùng.
  • Đi xem phòng với người thân, bạn bè để tránh trường hợp bị uy hiếp.

Thứ ba là cho địa chỉ ảo

Có rất nhiều trường hợp bị lừa bằng hình thức này. Thường thì khi bạn liên hệ đi xem phòng thì chúng viện nhiều lý do như chưa sửa chữa xong, đang bị hỏng, người trả phòng chưa chuyển đi… và không dẫn bạn đi xem.

Chúng cũng sẽ nói có nhiều khu nhà trọ khác nhau và nói bạn chỉ cần đặt giữ chỗ, biên lai giấy cho bạn để đến nhận phòng, tuy nhiên khi bạn đến địa chỉ đó thì hoàn toàn không có khu nhà trọ nào cả.

Cách phòng tránh

  • Yêu cần dẫn xem phòng trực tiếp.
  • Chỉ đặt cọc giữ chỗ khi có thỏa thuận biên nhận rõ ràng.

Lừa đảo cho địa chỉ ảo

Thứ tư là Tăng chi phí hàng tháng bất thường

Hình thức lừa đảo này rất tinh vi và khó nhận biết được. Cũng giống như hình thức 1, chủ nhà thường rất cởi mở, nhiệt tình và đưa ra mức giá phòng hấp dẫn, nhiều ưu đãi tốt.

Nhưng khi bạn đặt cọc, chuyển vào ở 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng thì chúng bắt đầu tăng các loại phí điện, rác, để xe… lên cao. Nếu bạn chịu không nổi chi phí quá cao thì phải tự chuyển đi và mất cọc.

Dấu hiệu để nhận biết chiêu trò này là thường thì chủ nhà rất thân thiện, hồ hởi, đưa ra những mức giá thấp, nhiều ưu đãi để dụ người thuê.

Không ký hợp đồng thuê nhà hoặc các khoản trong hợp đồng, mơ hồ không rõ ràng các khoản phí hàng tháng. Không có đồng hồ đo điện, nước riêng…

Cách phòng tránh

  • Trao đổi kỹ lượng các thông tin về giờ giấc, các chi phí cơ bản như tiền phòng, tiền điện, nước, rác, mạng… trước khi đặt cọc và ký hợp đồng.
  • Kiểm tra cẩn thận phòng trọ, đồng hồ điện, nước.
  • Xác nhận là ngoài những chi phí cơ bản thì còn phát sinh gì hay không?
  • Khi ký hợp đồng phải đọc kỹ và yêu cầu liệt kê tất cả chi phí hàng tháng vào hợp đồng. Xem kỹ các điều khoản quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên và phải có cả hai bên cùng ký

Một số thông tin về các chiêu trò lừa đảo người đi thuê phòng trọ và các cách để phòng bị lừa đảo khi đi thuê phòng trọ. Hi vọng hữu ích cho các bạn giúp các bạn tránh “ tiền mất tật mang” tìm kiếm được không gian sống như ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM