Việt Nam vừa gia nhập vào cộng đồng kinh tế Asean (AEC), tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cùng với khoảng thời gian 9 năm gia nhập WTO (từ 2007). Theo nhận định của các chuyên gia, chưa bao giờ sự hội nhập lại diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay.
Đầu tư thế nào để vừa kiếm được lợi nhuận nhiều nhất mà lại bền vững trong nền kinh tế phẳng khi mà cơ hội được chia đều cho mọi người, thông tin đến cùng lúc với mọi người và mọi hoạt động, giao dịch đều diễn ra chóng vánh nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin là câu hỏi luôn được đặt ra với các nhà đầu tư.
2020 sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Đối với bất động sản – lĩnh vực “nóng” nhất và được giới đầu tư quan tâm nhất – từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực thúc đẩy thị trường bất động sản tốt lên nhưng điều đó đồng nghĩa với việc, người nước ngoài cũng có cơ hội đầu tư sinh lời như người Việt Nam, đặc biệt là đối với bất động sản nghỉ dưỡng, một phân khúc được đánh giá là hấp dẫn nhất hiện nay.
Phát biểu tại Hội thảo về Tiềm năng BĐS nghỉ dưỡng 2020, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển, Công ty CBRE Việt Nam cho biết năm 2014 thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục, 2015 là tăng trưởng mạnh cho các loại hình bất động sản truyền thống. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng thông thường sẽ đi sau thị trường truyền thống khoảng nửa năm đến 1 năm, do đó 2020 sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Theo bà Dung, số lượng du khách đến các khu nghỉ dưỡng ở Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc tăng đột biến qua mỗi năm với khả năng chi trả du lịch ngày càng cao, đặc biệt là chi trả cho dịch vụ du lịch 4 – 5 sao.
Cùng quan điểm với bà Dung, GS – TSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường cho rằng, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng đang phát triển vượt trội, Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn cho thị trường này. Đặc biệt, điểm cản trở nhất đối với thị trường này là khung pháp lý hiện đã không còn vướng mắc.
Đầu tư khôn ngoan như nhà đầu tư nước ngoài
Đối với những nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm đầu tư dày dạn và khôn ngoan, chỉ những dự án hội tụ đầy đủ các yếu tố cần và đủ mới có thể thu hút được họ. Trong thời gian qua, ở một số dự án của Vingroup, số lượng người nước ngoài hoặc Việt kiều tham gia đầu tư rất nhiều. Đâu là câu trả lời cho việc khách hàng trong nước và nước ngoài đổ xô đến các dự án biệt thự biển của Vingroup lớn đến như vậy?
Vingroup là chủ đầu tư tiên phong mang đến những chính sách ưu việt nhất như: chính sách hỗ trợ vay vốn ngân hàng đến 65%; chính sách đồng sở hữu cho phép nhiều người cùng tham gia góp vốn đầu tư, sở hữu và đứng tên trong hợp đồng mua bán; chính sách chia sẻ trọn đời 85% lợi nhuận từ việc cho thuê lại và cam kết lợi tức tối thiểu 100% trong 10 năm.
Uy tín của chủ đầu tư cũng là yếu tố then chốt giúp Vingroup được các nhà đầu tư lựa chọn. Những dự án bất động sản mà Vingroup đã thực hiện như Vinhomes Times City, Vinhomes Royal City, Vinhomes Riverside, Vinhomes Central Park… là những minh chứng hùng hồn nhất thay cho mọi lời nói, mọi cam kết của chủ đầu tư đối với khách hàng.
Việt Nam được xem là điểm đến mới đầy tiềm năng của du lịch quốc tế, vì thế đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng biển là một xu hướng tất yếu. Giá bán trung bình của các căn biệt thự nghỉ dưỡng trong khu vực và trên thế giới dao động từ 1 triệu đến 5,4 triệu đô Mỹ như Phuket (Thái Lan), Fiji hay Maldives. Cùng dòng sản phẩm, đẳng cấp và tiêu chuẩn 5 sao, thế nhưng giá bán biệt thự Vinpearl Resort & Villas tại Việt Nam hiện nay chỉ bằng 1/3 so với khu vực.
Điều đó khẳng định cơ hội và kỳ vọng BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam chắc chắn sẽ tăng giá trị, đặc biệt trong bối cảnh những cảnh đẹp và vùng biển đẹp chạy dọc hình chữ S là hữu hạn, nguồn cung của biệt thự biển vì thế chỉ dành cho những nhà đầu tư bắt kịp và đón đầu xu hướng mới.