Quy hoạch 1/500 gần đây được nhà nước Việt Nam triển khai trong lĩnh vực thi công nhà đất. Vậy quy hoạch 1/500 là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Bạn đang thi công nhà ở nhưng lại được thông báo phải thông qua quyết định phê duyệt từ quy hoạch 1/500 của Nhà nước? Bạn băn khoăn không biết quy hoạch 1/500 là gì, cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt và dự án nào cần tuân theo quy hoạch này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về vấn đề này, cùng theo dõi ngay sau đây!
Nội dung
Quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là quy hoạch đô thị tỉ lệ 1/2000 được triển khai cụ thể hóa. Cũng chính là cơ sở để có thể lập nên những dự án xây dựng khác đầy đủ giấy tờ cấp phép và có các nhà đầu từ quản lý xây dựng.
Đồng thời, quy hoạch đô thị 1/500 và quy hoạch 1/2000 phải phù hợp với nhau. Các quy hoạch này đều được các chính quyền địa phương lập nên, tổ chức và cấp phép cho việc xây dựng dự án.
Cụ thể, chúng ta có chi tiết về quy hoạch xây dựng 1/500 bao gồm:
- Quy hoạch chung.
- Quy hoạch chi tiết.
- Thiết kế đô thị.
- Quy hoạch vùng.
Những quy định cụ thể của quy hoạch 1/500 là gì?
Cụ thể, những quy định của quy hoạch chi tiết 1/500 bao gồm:
- Quy hoạch 1/500 cần gắn liền cụ thể với một dự án đầu tư.
- Quy hoạch 1/500 là cơ sở lập dự án xây dựng, đầu tư và cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng cho dự án sau này.
- Quy hoạch 1/500 phải sở hữu các chỉ tiêu xây dựng như: sử dụng đất, dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tổ chức kiến trúc, không gian, công trình hạ tầng, đánh giá môi trường, thiết kế/kiến trúc của mỗi lô đất,..
- Đối với quy hoạch 1/500, có thể xác định mối quan hệ giữa các công trình quy hoạch và các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như: đường đi, tường rào, cổng vào,…
Những dự án nào cần quy hoạch 1/500?
Có thể thấy, đối với khu vực đầu tư đã quy hoạch 1/2000, một dự án cụ thể thuộc khu vực đó phải lập quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, ngoài ra còn có những trường hợp ngoại lệ không cần quy hoạch 1/500, trong trường hợp một chủ đầu tư có tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo các trường hợp dưới đây.
Dự án quy mô diện tích nhỏ hơn 5ha (riêng nhà ở, chung cư thì nhỏ hơn 2 ha)
Trường hợp này không bắt buộc lập quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, cần đảm bảo về bản vẽ tổng mặt bằng, giải pháp hạ tầng kỹ thuật, phương án công trình kiến trúc phải phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã qua phê duyệt. Ngoài ra, còn phải đảm bảo không gian kiến trúc phù hợp với khu vực xung quanh và đấu nối hạ tầng kỹ thuật.
Dự án có quy mô diện tích trên 5ha (lớn hơn 2ha với nhà ở, chung cư)
Bắt buộc tiến hành quy hoạch chi tiết 1/500. Chú ý cần lập trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các công trình đơn lẻ
Không yêu cầu trình duyệt, thành lập quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, cần Tuy nhiên, cần đảm bảo về bản vẽ tổng mặt bằng, giải pháp hạ tầng kỹ thuật, phương án công trình kiến trúc phải phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã qua phê duyệt. Ngoài ra, còn phải đảm bảo không gian kiến trúc phù hợp với khu vực xung quanh và đấu nối hạ tầng kỹ thuật.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500?
Quy trình lập quy hoạch 1/500 được tiến hành qua 3 giai đoạn với 3 cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều kiện là bạn cần có hồ sơ đầy đủ, giấy tờ minh bạch, đủ thẩm quyền và pháp lý đối với dự án.
Cụ thể 3 cơ quan phê duyệt gồm:
- Thứ nhất, phê duyệt đất được quy hoạch 1/500 với thẩm quyền cho phép của chính phủ, do Bộ xây dựng phê duyệt.
- Thứ 2, phê duyệt với thẩm quyền cho phép của cấp tỉnh, do ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện.
- Thứ 3, do ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, bao gồm các quy hoạch nông thôn.
Sau ba giai đoạn nói trên bạn đã hoàn thành việc quy hoạch 1/500. Từ đó, có thể thực hiện được bất cứ quy hoạch nào trong xây dựng đô thị mới.
Trên đây là những thông tin về quy hoạch 1/500 là gì và một số vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn trong lĩnh vực này.