Home » Kiến thức bất động sản » Bong bóng bất động sản là gì? Dự báo bong bóng BĐS 2021

Bong bóng bất động sản là gì? Dự báo bong bóng BĐS 2021

Bong bóng bất động sản là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng vỡ bong bóng bất động sản là gì? Liệu rằng năm 2021 có nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản hay không?… Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cặn kẽ trong bài viết sau, cùng theo dõi nhé!

Bong bóng bất động sản là gì?

Bong bóng bất động sản còn được biết đến với tên gọi bong bóng nhà đất. Đây là hiện tượng giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực của nó, đến một mức nào đó thì giá sẽ suy giảm thê thảm.

Hiện tượng bong bóng nhà đất xảy ra theo chu kỳ 10 năm. Bởi chịu tác động của sự kiện vỡ bong bóng bất động sản thời kỳ 2007 – 2011 nên thị trường BĐS năm 2019 bị biến động tiêu cực, có dấu hiệu sa sút mạnh.

Ảnh châm biếm về cơn sốt bất động sản

Ảnh châm biếm về cơn sốt bất động sản

Một số biểu hiện nhận biết nguy cơ vỡ bong bóng BĐS như: Lượng giao dịch đột biến tăng cao; Nguồn cung tăng cao nhanh chóng; Nhu cầu ở ít mà đầu tư “lướt sóng” là chủ yếu; Sốt giá, sóng lớn trong thời gian ngắn; Xuất hiện nhiều dự án “ảo” bán khi chưa hình thành giấy tờ.

Ví dụ điển hình giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm bong bóng bất động sản là gì: Giá trị thực của lô đất A là 900 triệu. Lô đất này tăng lên 1.3 tỷ khi bong bóng bất động sản xảy ra. Anh B biết đến lô đất A, sợ giá tiếp tục tăng lên cao nữa nên quyết định mua lại với giá 1.3 tỷ. Sau đó, người khác tiếp tục mua lại lô đất A từ anh B với giá cao hơn vì hi vọng giá miếng đất sẽ lên nữa nhằm kiếm lời. Tuy nhiên, khi bong bóng bất động sản vỡ, giá miếng đất A bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực nên không ai còn muốn mua nữa. Đến lúc này, giá miếng đất A sẽ chững lại và tụt xuống nhanh chóng.

Nguyên nhân tạo nên bong bóng bất động sản

Theo Hiệp hội Bất động sản Tp HCM (HoREA), nguyên nhân dẫn đến bong bóng Bất động sản có thể kể đến như:

► Chỉ số thu nhập bình quân đầu người (GDP) cao: Chỉ số GDP tăng ở mức rất cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người dân dễ dàng kiếm tiền. Từ đó, họ chọn bất động sản như một kênh đầu tư sinh lời & cất trữ tài sản.
Theo đánh giá, năm 2007 là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng toàn diện với chỉ số GDP đạt mức rất cao – 8.48%. Trong đó, tăng trưởng GDP của TP.HCM đạt mức 12.6% – mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm kể từ 1997.

► Chính sách nới lỏng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng từ các ngân hàng cao, để tăng cường giao dịch, các ngân hàng hạ tiêu chuẩn vay, dễ dàng cấp vốn cho tổ chức/cá nhân đầu tư vào bất động sản. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng buông lỏng vấn đề kiểm soát nguồn vốn vay dẫn đến việc nguồn tiền không sử dụng đúng mục đích.

► Các đợt tăng giá bất động sản xảy ra liên tục: Xuất hiện nhiều nhà đầu tư bất động sản thứ cấp, cò đất, môi giới làm ăn kiểu “chụp giật” cũng là yếu tố làm cho quá trình thổi giá bất động sản tăng nhanh chóng mặt.

► Lệch pha cung – cầu: Nguồn cung sản phẩm phân khúc bất động sản cao cấp xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là dòng bất động sản nghỉ dưỡng. Từ đó dẫn đến nguồn cung BĐS bị ứ động tại một khu vực nhất định nhưng lại thiếu ở những khu vực khác.

Hậu quả khi vỡ bong bóng bất động sản

Sau phần tìm hiểu bong bóng bất động sản là gì và nguyên nhân xảy ra bong bóng bất động sản, tiếp theo sẽ là phần hậu quả nghiêm trọng do hiện tượng này gây ra…

Ảnh châm biếm về hậu quả khi vỡ bong bóng bất động sản

Ảnh châm biếm về hậu quả khi vỡ bong bóng bất động sản

► Nợ xấu: Các doanh nghiệp và nhà đầu tư nếu không có khả năng hoàn trả vốn có nghĩa là ngân hàng sẽ bị thâm hụt nguồn vốn và giảm sút lợi nhuận vì không thu hồi được nợ gốc, khoản lãi, khoản phí. Ngân hàng sẽ bị giảm uy tín và gặp bất lợi trong việc huy động vốn.
Thậm chí nợ xấu còn khiến một số ngân hàng phá sản, dẫn đến hiệu ứng dây chuyền – toàn bộ nền kinh tế có nguy cơ bị khủng hoảng.
Ngoài ra, nợ xấu còn khiến các doanh nghiệp và cá nhân có nguy cơ bị phá sản, gia đình ly tán vì nợ nần chồng chất.

► Bất động sản ma: Dự án bất động sản sẽ bị đập nát, bỏ hoang nếu nguồn vốn đầu tư bị ngưng trệ. Chính quyền địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc quy hoạch.

Dự đoán bong bóng bất động sản trong năm 2021

Theo thống kê của Bộ Xây dựng tại buổi họp báo công bố báo cáo thị trường BĐS trong 2019 và định hướng quản lý thị trường BĐS trong 2021 thì:

► Trong 2019, tổng số giao dịch nhà đất thành công giảm 26.1% so với 2018 – cụ thể đạt khoảng 83.136 giao dịch. Số lượng bất động sản nghỉ dưỡng (căn hộ, biệt thự) cũng giảm 20% so với 2018 – đạt khoảng 6.280 giao dịch.

► Tại thị trường BĐS Hà Nội, giá nhà ở nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 3% và giá căn hộ chung cư quý IV/2019 tăng khoảng 0.54% so với cùng kỳ. Tại TP.HCM, giá nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 9% và giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3.52% so với cùng kỳ.

► Dư nợ tín dụng BĐS duy trị ổn định so với 2018, tính đến hết quý III/2019 là 486.683 tỷ đồng.

Dựa trên những số liệu trên và những cơ sở đánh giá các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường BĐS thì Bộ Xây Dựng dự báo thị trường BĐS năm 2021 ít có nguy cơ xảy ra bong bóng.

Cũng theo dự báo của HoREA, thị trường BĐS sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại từ quý III/2021 trở đi. Và năm 2021 ít có nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản nhưng có thể xảy ra tình trạng ‘sốt’ giá đất nền cục bộ tại một số khu vực có quy hoạch phát triển đô thị – phát triển hạ tầng giao thông.

Hy vọng với tất cả thông tin trong bài viết “Bong Bóng Bất Động Sản Là Gì – Dự Đoán Bong Bóng Bất Động Sản 2021” sẽ hữu ích đối với độc giả. Đừng quên theo dõi Website (nhatnamland.vn) để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM